TTYT huyện Thanh Ba

http://trungtamytethanhba.vn


CẢNH BÁO NGUY HIỂM DO SÂU RĂNG Ở TRẺ NHỎ

    Sâu răng ở trẻ nhỏ (SRTN) là một tình trạng cấp tính, phát triển rất nhanh xuất hiện ở một phần ba cổ răng cửa sữa hàm trên, và cuối cùng phá hủy toàn bộ thân răng. Tiến triển trên lâm sàng nhanh chóng, bắt đầu là đốm trắng mất khoáng phát triển dần thành lổ sâu. Hậu quả trẻ bị đau đớn, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của trẻ cũng như ảnh hưởng sức khỏe toàn thân sau này.

 

1

 

 1. Tác hại của sâu răng trẻ em

Sâu răng ở trẻ nhỏ không ngừng tiến triển, nếu không điều trị sớm tình trạng sâu răng sẽ nặng hơn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn có thể là phải nhập viện, điều trị dưới gây mê, từ đó dẫn đến tăng chi phí điều trị. Hậu quả trước mắt là trẻ bị đau đớn, ảnh hưởng đến mọi hoạt động như ăn, ngủ, nói chuyện và chơi đùa. Những đứa trẻ có sâu răng ở bộ răng sữa sớm trong cuộc đời thì có nguy cơ phát triển thêm các tổn thương sâu răng ở răng vĩnh viễn sau này..

2. Nguyên nhân sâu răng trẻ em

Sâu răng được xem là một bệnh nhiễm khuẩn, lây nhiễm và là một bệnh đa yếu tố, với ba yếu tố chính là: vi khuẩn trong mảng bám răng, chế độ ăn có nhiều đường và cấu trúc răng dễ bị ảnh hưởng. Các yếu tố này tương tác với nhau trong một thời gian nhất định sẽ gây ra sự mất cân bằng trong quá trình khử khoáng và tái khoáng hóa xảy ra ở giao diện của bề mặt răng và màng sinh học.

 

2

 

Sâu răng xảy ra là do sự khử khoáng mô răng, hậu quả của nhiễm trùng răng do vi khuẩn sinh acid; điều này còn phụ thuộc vào sự tiếp xúc thường xuyên của các carbohydrate lên men răng và  chịu  ảnh  hưởng  của  nước  bọt,  fluor  và  các nguyên tố vi lượng khác. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ sinh học, tâm lý xã hội, và hành vi cũng có vai trò hỗ trợ cho các yếu tố gây sâu răng.

3

 

3. Đặc điểm sâu răng ở trẻ nhỏ

Tổn thương SRTN ban  đầu xuất hiện như là đốm trắng ở mặt ngoài của răng cửa hàm trên ở vùng tiếp giáp với bờ nướu, sau đó lan đến những răng cối hàm trên, răng cối hàm dưới và hiếm khi ở răng cửa hàm dưới. Tổn thương mất khoáng trở thành tổn thương sâu răng trong vòng 6 đến 12 tháng, và có thể đổi màu từ vàng, nâu, thậm chí đen.

4

 

Sâu răng ở trẻ nhỏ được phân theo 3 mức độ

I (nhẹ đến trung bình): Tổn thương sâu răng liên quan đến răng cối và/hoặc răng cửa. Nguyên nhân thường là do kết hợp giữa thức ăn đặc hoặc hơi đặc sinh acid với vệ sinh răng miệng kém. Thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.

II (trung bình đến nặng): Tổn thương sâu răng ảnh hưởng đến mặt ngoài, trong của răng cửa hàm trên có hay không có sâu răng cối phụ thuộc vào tuổi của trẻ và giai đoạn bệnh, các răng cửa hàm dưới không bị ảnh hưởng. Nguyên nhân liên quan đến  việc  sử  dụng  bình  nuôi  dưỡng  hoặc  bú  mẹ không  thích  hợp  hoặc  kết  hợp  cả  hai,  có  hoặc không có vệ sinh răng miệng kém. Loại

SRTN này thường được tìm thấy sớm sau khi mọc chiếc răng đầu  tiên. Nếu  không  kiểm  soát  tốt  sẽ  tiến  triển thành SRTN loại III. (trầm  trọng):  Tổn  thương  sâu  răng  ảnh hưởng trên hầu hết các răng bao gồm cả răng cửa

hàm dưới. Nguyên nhân thường là do sự kết hợp của thực phẩm sinh acid và vệ sinh răng miệng kém, thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Dạng sâu răng này có tính lan rộng và liên quan đến toàn bộ mặt răng.

 

4. Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần phải luôn biết quan tâm và ý thức chỉ dạy trẻ cách chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

Nên chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa Flour, nước súc miệng, chỉ nha khoa phù hợp cho trẻ ngăn ngừa sâu răng.
 

5

Ngăn chặn tác hại sâu răng ở trẻ em bằng kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học và chế độ ăn uống hợp lý. Khi bị sâu răng cần đến ngay nha khoa để kiểm tra và điều trị sớm tránh lây lan sang các răng khác.

 

6

 

Những biến chứng sâu răng ở trẻ nhỏ dù nặng hay nhẹ đều gây ra những tác hại xấu ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển của trẻ.

7

Hình ảnh Bs Hiếu khám răng cho khách hàng

Bác sĩ Vi Quốc Hiếu đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt, hiện là Trưởng khoa Liên chuyên khoa RHM-Mắt- TMH Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba.

Để được chăm sóc răng miệng tốt nhất Quý Khách vui lòng bấm số 0349.501.866 (Bs Hiếu) hoặc inbox cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây