Dây rốn bám màng là tình trạng bất thường của vị trí bám dây rau vào bánh nhau dây rốn không bám vào trung tâm bánh nhau như thường lệ mà chuyển ra các vùng rìa của bánh nhau.
BSCKI Trịnh Thị Hồng Hiệp – Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho biết: Bình thường dây rốn sẽ bám ở vị trí giữa của bánh nhau nhưng có trường hợp dây rốn sẽ xa bánh nhau, nằm sát màng ối, do đó khi sản phụ có cơn co bóp tử cung, sẽ gây tình trạng rách màng ối, đứt dây rau, cắt đứt nguồn máu nuôi thai, thai sẽ chết trong tử cung, hoặc chết trong lúc chuyển dạ. Các bất thường vị trí bám của dây rốn sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như: nhau bong non, nhau tiền đạo, tiền sản giật, sinh non...
Ngày 17/4/2020, Sản phụ Hoàng Thị T. T (28 tuổi ở xã Nguyệt Đức- huyện Yên Lạc- tỉnh Vĩnh Phúc) nhập viện theo dõi chuyển dạ. Tại đây, chị T được theo dõi tim thai liên tục trong chuyển dạ bằng Monitoring sản khoa. Qua đó các bác sĩ và hộ sinh viên phát hiện sản phụ có dấu hiệu đau bụng từng cơn, sau đó tăng dần, nước ối và tim thai có dấu hiệu bất thường.
Nhận thấy đây là trường hợp đặc biệt nên các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn mổ lấy thai cấp cứu với chẩn đoán Thai 38 tuần chuyển dạ lần 1/ ối vỡ non giờ thứ 9/ Cổ tử cung không tiến triển, Theo dõi thai có nguy cơ cao. Quá trình thực hiện, ekip kiểm tra phát hiện đây là một trường hợp dây rốn bám màng, là một trường hợp đặc biệt hiếm gặp và rất nguy hiểm. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, một bé gái có cân nặng 3000 gram đã chào đời an toàn. Sau 6 ngày điều trị, Sản phụ và em bé khỏe mạnh xuất viện.
Trên thế giới tỷ lệ gặp dây rau bám màng là: 1/2500 ca sinh (1)
Tỷ lệ tử vong sơ sinh 60-100% (1)
Tuy nhiên rất khó để chẩn đoán lâm sàng bệnh vì không có dấu hiệu lâm sàng
Chỉ có thể chẩn đoán bằng siêu âm ở tuổi thai 18-20 (1) tìm vị trí bám của gốc dây rốn.
( Tài liệu tham khảo: Velamentous umbilical cord insertion and vasa previa- Charles J Lockwood & Cộng sự)
Tác giả bài viết: Phòng QLCL
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Album Phong cảnh