TTYT huyện Thanh Ba

https://trungtamytethanhba.vn


CẢNH BÁO ĐIỆN GIẬT NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG KHI ĐI CÂU CÁ DƯỚI ĐƯỜNG ĐIỆN CAO THẾ

Trong hai ngày liên tiếp 06/10 và 07/10/2021, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba tiếp nhận 2 bệnh nhân tai nạn điện giật nghiêm trọng.

Cả 2 trường hợp (Anh L.A.T - Ninh Dân, Thanh Ba và Đ.Đ.T -  Chí Tiên, Thanh Ba) đều bị điện giật khi đi câu cá tại nơi có nguồn điện cao thế.

Bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba trong tình trạng đau đớn, vật vã, kích thích, la hét, bỏng độ IV, diện tích 10%, giai đoạn sốc bỏng.  

Nhận định đây đều là các trường hợp bỏng mức độ nghiêm trọng, trên cơ thể người bệnh có nhiều vết bỏng gây tổn thương sâu hết lớp da, dạng hoại tử khô là mức độ bỏng sâu với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

1

Tính từ đầu năm tới nay, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bỏng điện khi câu cá. Qua đây các bác sĩ một lần nữa khuyến cáo người dân tuyệt đối không đi câu tại những nơi có dòng điện cao thế, hoặc đi câu trong thời tiết mưa, có sấm sét... sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người đi câu.

2

 

Khi bị điện giật cần nhanh chóng thực hiện các bước Sơ cứu khi bị bỏng điện như sau:

1. Không chạm vào nạn nhân khi họ vẫn tiếp xúc với luồng điện: Trước tiên, bạn cần ngắt hết các thiết bị điện hoặc nguồn điện chính trong nhà để ngăn không cho dòng điện tiếp tục truyền qua cơ thể nạn nhân. Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện ngay lập tức, bạn nên đứng trên bề mặt khô ráo và dùng thanh gỗ để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không sử dụng vật bằng kim loại hoặc vật bị ướt, vì chúng dễ bắt điện, khiến cho bạn cũng có thể bị điện giật.

2. Không di chuyển nạn nhân khi không cần thiết: Sau khi tách nạn nhân ra khỏi dòng điện, cố gắng không di chuyển họ tới vị trí khác trừ trường hợp thật sự cần thiết.

3. Kiểm tra xem nạn nhân có phản ứng không: sau khi bị điện giật, nạn nhân có thể lâm vào trạng thái bất tỉnh, hoặc không có bất kỳ phản ứng nào khi bạn chạm vào hay nói chuyện với họ. Trong trường hợp nạn nhân ngưng thở, bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo và thủ thuật hồi sức tim phổi ngay lập tức.

4. Gọi cấp cứu: khi nạn nhân không có phản ứng, hoặc bị bỏng do đường dây điện cao thế, do sét đánh. Hoặc người gặp nạn có các dấu hiệu như bỏng nặng, tim đập nhanh, ngưng tim, co giật, vẫn tỉnh táo nhưng khó khăn khi di chuyển hoặc giữ thăng bằng, có các vấn đề về thị lực, thính lực, đau rút cơ, khó thở.

5. Các cách xử lý vùng bị bỏng điện trong khi chờ sự trợ giúp từ y tế: bạn nên sử dụng băng gạc khô và vô trùng để che vết bỏng do điện gây ra. Trong trường hợp nạn nhân bị bỏng điện nặng, không nên cố gắng gỡ những mảnh quần áo dính trên da nạn nhân, thay vào đó, bạn có thể dùng kéo cắt bỏ nhẹ nhàng phần quần áo không dính vào vùng da bị bỏng. Bạn cũng không nên sử dụng khăn tắm hoặc chăn phủ lên vết bỏng vì các sợi vải có thể rơi ra và dính lên vết thương, khiến vùng da bị bỏng trở nên tồi tệ hơn. Tuyệt đối không cố gắng làm mát vùng da bị bỏng điện bằng nước đá lạnh và không bôi dầu mỡ lên trên đó.

6. Theo dõi các triệu chứng của nạn nhân: các triệu chứng sau khi bị bỏng điện có thể bao gồm ớn lạnh, da nhợt nhạt, mạch đập nhanh. Bạn nên theo dõi liên tục nếu nạn nhân biểu hiện bất cứ triệu chứng gì, điều này rất hữu ích cho quá trình chữa trị vết bỏng.

7. Giữ ấm cho nạn nhân: bạn nên cố gắng giữ ấm cho nạn nhân trong lúc chờ nhân viên cứu trợ vì nó có thể khiến cho các triệu chứng sốc trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể dùng chăn hoặc áo đắp cho nạn nhân, nhưng chú ý tránh đắp lên vết bỏng.

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây