Top các nguyên nhân chậm kinh mà không có thai

Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu là điều mà rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng, hoang mang. Các chuyên gia cho biết, bên cạnh nguyên nhân phổ biến gây chậm kinh là do mang thai thì tình trạng này còn có thể cảnh báo nhiều vấn đề bất thường mà cơ thể đang gặp phải, bảo gồm cả các bệnh phụ khoa. Chính vì vậy, chị em nên chủ động tìm hiểu về những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai để có biện pháp khắc phục kịp thời, cải thiện kinh nguyệt trở lại như bình thường tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản về sau.

Top các nguyên nhân chậm kinh mà không có thai

Tổng hợp các nguyên nhân chậm kinh mà không có thai

Chậm kinh (trễ kinh) là một trong các dấu hiệu kinh nguyệt không đều tương đối thường gặp, mô tả về tình trạng nữ giới đã đến ngày hành kinh nhưng kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện. Thông thường một vòng kinh sẽ kéo dài khoảng 28 - 32 ngày, hoặc có những trường hợp từ 21 - 35 ngày nhưng đảm bảo khoảng cách các chu kỳ đều nhau thì vẫn là bình thường. Do đó, nếu bạn chưa thấy kinh nguyệt dù đã quá 35 ngày kể từ kỳ kinh gần nhất sẽ được coi là bị chậm kinh.

Chúng ta đều biết rằng mang thai là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến trễ kinh, nhưng bên cạnh đó tình trạng này còn có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai chị em nên nắm được:

1. Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì tình trạng căng thẳng áp lực lại càng có xu hướng tăng lên, và đây cũng chính là một nguyên nhân chậm kinh mà không có thai phổ biến ở nữ giới. Khi chị em gặp stress kéo dài sẽ làm sản sinh ra nhiều hormone Cortisol, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục nữ Estrogen và Progesterone.

Không những vậy, tình trạng mệt mỏi, căng thẳng còn làm tác động tới chức năng của vùng dưới đồi khiến cho quá trình điều hòa kinh nguyệt bị cản trở dẫn đến chậm kinh. Nghiên cứu đã cho thấy chị em càng stress thì rối loạn kinh nguyệt càng trở nên trầm trọng, vì vậy bạn nên lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt để “nguyệt san” sớm trở về như bình thường.

2. Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai: Cân nặng tăng, giảm đột ngột

Nếu như chị em bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì hãy thử xem xét lại trong thời gian gần đây có đang rơi vào trường hợp cân nặng tăng lên hoặc giảm đi một cách đột ngột hay không. Bởi việc tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân quá mức đều sẽ khiến cho tỷ lệ chất béo trong cơ thể thay đổi nhanh chóng, từ đó dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố.

Cân nặng tăng hoặc giảm đột ngột ngoài ra còn làm cho quá trình sản sinh hormone Estrogen không đạt đủ số lượng cần thiết hoặc dư thừa quá mức, chu kỳ kinh nguyệt vì thế cũng không được ổn định và trễ kinh là điều khó tránh khỏi.

3. Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh gây chậm kinh

Trong một vài trường hợp, nguyên nhân chậm kinh mà không có thai cũng bắt nguồn từ chế độ sinh hoạt thiếu khoa học của chị em phụ nữ. Có thể kể đến như ăn uống không đủ bữa, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên làm việc quá sức, thức khuya nhiều, lạm dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn và caffeine… Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc thường xuyên cũng gây ra hiện tượng trễ kinh bởi chất nicotine có ảnh hưởng tiêu cực cho hệ thống các cơ quan ở vùng chậu cũng như lớp nội mạc tử cung. Do vậy, việc chị em thay đổi lối sống sao cho khoa học, lành mạnh là điều rất cần thiết giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

4. Vận động cơ thể, tập luyện quá sức

Việc tập thể dục thể thao với tần suất hợp lý hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp chị em duy trì một vóc dáng cân đối. Ngược lại khi bạn luyện tập với cường độ cao, vận động quá sức sẽ gây ra áp lực cho cơ thể khiến nội tiết tố trở nên rối loạn.

Lúc này, cơ thể của nữ giới sẽ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất hormone sinh dục nữ Estrogen, không sản sinh đủ lượng nội tiết tố cần thiết để chu kỳ kinh nguyệt được duy trì ổn định như bình thường. Điều này cũng giải thích nguyên nhân chậm kinh mà không có thai phổ biến ở các vận động viên nữ.

5. Tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân chậm kinh mà không có thai

Chị em bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới nào đó, cần thay đổi liều dùng của các loại thuốc hiện tại hoặc sử dụng thuốc tránh thai rất có thể là lý do dẫn đến tình trạng chậm kinh nhưng không có thai. Theo đó, một số loại thuốc có khả năng gây ra tác dụng phụ làm trễ kinh nguyệt bao gồm: Thuốc ngừa thai, thuốc nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều trị huyết áp, thuốc có chứa corticosteroids… Ngoài ra, các biện pháp tránh thai khác như đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai cũng dễ gây chậm kinh thời gian đầu.

6. Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một dạng rối loạn nội tiết tố xảy ra khi cơ thể sản xuất hormone nam Androgen nhiều hơn so với Estrogen. Trong số đó, dấu hiệu buồng trứng đa nang thường gặp phải kể đến chậm kinh, kinh nguyệt không đều do quá trình rụng trứng diễn ra không thường xuyên, không theo đúng chu kỳ. Người bệnh ngoài ra còn nhận thấy hiện tượng rậm lông, da mặt tăng tiết dầu nhờn, có nhiều mụn trứng cá, sạm da, dễ bị béo phì… Do đó, khi nhắc tới những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thì chị em cũng nên lưu ý đến hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

7. Trễ kinh nhưng không có thai do mắc bệnh phụ khoa

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt bao gồm cả chậm kinh là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa, điển hình là viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu, suy buồng trứng sớm… Trong những năm qua, tỷ lệ người mắc bệnh phụ khoa đang ngày một gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chính vì thế, chị em không được chủ quan mà cần thăm khám sớm nếu thấy trễ kinh kéo dài, ra khí hư bất thường, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh…

8. Phụ nữ đang ở trong thời kỳ cho con bú

Sau khi trải qua quá trình sinh nở một thời gian, nữ giới sẽ thấy kinh nguyệt quay trở lại. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt là cho con bú hoàn toàn thì sẽ gặp phải một số bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, điển hình như chậm kinh.

Sở dĩ việc cho con bú lại là một nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là bởi hormone Prolactin có trong sữa mẹ sẽ khiến cho hoạt động ở vùng dưới đồi - Tuyến yên - Buồng trứng có sự thay đổi. Thời gian kinh nguyệt đến muộn hơn so với bình thường có thể kéo dài từ 3 - 6 tháng, hay thậm chí một số trường hợp lên tới 1 năm. Nếu như sau khoảng thời gian này mà kinh nguyệt vẫn không xuất hiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

9. Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai - Bệnh về tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan quan trọng, đảm nhận chức năng kiểm soát các hormone, điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể nhằm đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra đúng theo “nhịp độ” bình thường. Do vậy, nếu tuyến giáp xảy ra vấn đề bất thường như suy giảm hoạt động (suy giáp) hay hoạt động quá mức cần thiết (cường giáp) thì đều có thể dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố, hậu quả là nữ giới bị chậm kinh, kinh nguyệt ít đi hoặc mất kinh.

10. Mãn kinh sớm khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều

Thêm một nguyên nhân chậm kinh mà không có thai khác chị em phụ nữ cần để ý đó là tình trạng mãn kinh sớm. Đây là hiện tượng người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn so với bình thường (thông thường là khoảng 40 tuổi hoặc trước đó) khiến cho chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, kéo dài hơn bình thường hay thậm chí là bắt đầu ngừng hẳn.

Không chỉ vậy, phụ nữ bị mãn kinh sớm cũng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác bao gồm “khô hạn”, đau rát khi quan hệ, rối loạn khả năng tình dục, rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, đau nhức đầu, lo âu, giảm mức độ tập trung, đi tiểu tiện lắt nhắt…

11. Mắc các bệnh lý mãn tính

Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai còn xuất phát từ các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh Celiac (cơ thể không dung nạp Gluten), tăng sản thượng thận bẩm sinh… Những bệnh lý kể trên có thể khiến cho quá trình sản sinh nội tiết tố sinh dục nữ bị ảnh hưởng, hoặc cơ thể không hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết và kết quả về sau đó là chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, trễ kinh. Bạn cần đi khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị nhằm hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của mình.

12. Các bạn gái trong độ tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân chậm kinh mà không có thai, vì thế các bạn gái cũng như các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Khi bước vào giai đoạn này, trong khoảng 1 - 2 năm đầu tiên nữ giới sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, chẳng hạn như chậm kinh, kinh nguyệt đến sớm, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều, số ngày có kinh nguyệt ngắn hoặc dài bất thường… Điều này xảy ra bởi hormone nội tiết ở tuổi dậy thì vẫn chưa ổn định, thêm vào đó là những lo lắng, căng thẳng trong việc học hành, thi cử, chế độ ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt thiếu khoa học, tập luyện quá sức…

Chậm kinh nhưng không có thai có sao không?

Theo các bác sĩ, chu kỳ kinh nguyệt được coi là một trong số các yếu tố quan trọng nhằm phản ánh tình trạng sức khỏe phụ khoa, chức năng sinh sản của nữ giới. Chính vì vậy, bên cạnh thắc mắc về những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thì nhiều chị em cũng lo lắng tình trạng này liệu có nguy hiểm hay không.

Thực tế, nữ giới bị trễ kinh mà không có thai, không phải trong giai đoạn dậy thì hay tuổi tiền mãn kinh thì đều cho thấy cơ thể đang gặp phải một vấn đề nào đó. Nếu không có biện pháp cải thiện, điều trị thì tình trạng này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng như dưới đây:

Cách xử lý khi bị chậm kinh mà không có thai

Trong một số trường hợp kinh nguyệt chỉ đến muộn trong chu kỳ này, sau đó lại trở về bình thường thì đây không phải là điều đáng lo ngại. Trái lại, nếu như chị em nhận thấy hiện tượng chậm kinh kéo dài thường xuyên hoặc có kèm theo những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, đau vùng chậu, khí hư đổi màu, vùng kín có mùi hôi… thì cần đi khám càng sớm càng tốt tại những cơ sở y tế, bệnh viện hay phòng khám sản phụ khoa uy tín.

Thông qua việc khai thác bệnh sử, khám phụ khoa, xét nghiệm…, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân chậm kinh mà không có thai đồng thời tìm ra hướng điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân trễ kinh là do các bệnh lý, người bệnh có thể chữa trị bằng thuốc hoặc phương pháp ngoại khoa theo sự chỉ định của bác sĩ đối với từng trường hợp.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng chậm kinh thì chị em phụ nữ cũng cần lưu ý đến việc duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học bằng những biện pháp sau đây:

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bất thường, chăm sóc sức khỏe sinh sản nữ giới uy tín tại Hà Nội, được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Bên cạnh đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh giỏi, giàu kinh nghiệm, phòng khám còn đầu tư nhiều máy móc hiện đại phục vụ thăm khám, chẩn đoán, đưa vào khâu điều trị những phương pháp tiên tiến, hiệu quả cao và an toàn. Chị em có thể liên hệ đến số điện thoại 0977 355 050 để đăng ký lịch hẹn tại phòng khám Hưng Thịnh, nhận kèm ưu đãi gói khám phụ khoa 218K đồng thời giảm ngay 30% đối với chi phí tiểu phẫu.

Trên đây là tổng hợp về những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thường gặp, hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích. Việc biết rõ nguyên nhân trễ kinh mà không có thai sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cho chị em phụ nữ nắm được tình trạng hiện tại của mình, đồng thời có phương án xử lý phù hợp để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Trong trường hợp đang gặp phải hiện tượng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt hay các bệnh phụ khoa, bạn có thể liên hệ qua số hotline 0386 977 199 để được bác sĩ tư vấn miễn phí và hỗ trợ đăng ký lịch hẹn khám nhanh chóng.

XEM THÊM

Tác giả: Bác sĩ Lương T.Phương Nam
Ngày cập nhật: 07/10/2023 - 09:50

Chị Trang Hạ đã đăng ký hẹn khám

1 phút trước
Click để đăng ký đặt lịch